본문으로 가기 주메뉴로 가기 카피라이트로 가기

Chăm sóc khẩn cấp

Trung tâm y tế khẩn cấp là gì?

Bệnh viện Đại học Ajou được trang bị hệ thống cấp cứu y tế có thể đáp ứng mọi trường hợp khẩn cấp 24/24 giờ trong ngày. Được chỉ định là trung tâm y tế cấp cứu khu vực phía nam Gyeonggi, Bệnh viện Đại học Ajou đóng vai trò trung tâm trong hệ thống cấp cứu y tế khi xảy ra các tình huống khẩn cấp khác nhau trong cộng đồng.

Quy trình cấp cứu

  • Tiếp nhận
      • Sản phụ
        • Quyết định nhập viện
      • Trẻ sơ sinh
        • Quyết định nhập viện
      • Phân chia mức độ nặng
        • Khu khám bệnh lần đầu
        • Khu người lớn
        • Khu trẻ em
        • Khu vực cách ly
      • Điều trị
        •  
          • Nhập viện/phẫu thuật
          • Điền giấy cam kết nhập viện
          • Vào phòng bệnh
          • Quyết định xuất viện
          • Thanh toán
          • Thuốc/đơn thuốc
          • Về nhà
          • Quyết định chuyển viện
          • Thanh toán
          • Chuyển viện

1. Tiếp nhận

Sau khi điền vào đơn đăng ký điều trị và nộp cho phòng khám sàng lọc (cửa sổ tiếp nhận cấp cứu), bệnh nhân nhận phiếu tiếp nhận của phòng cấp cứu và nộp cho điều dưỡng ở khu khám bệnh lần đầu.

2. Phân loại mức độ nặng

  • Các bác sĩ khoa cấp cứu hoặc điều dưỡng chuyên trách sẽ sử dụng công cụ phân loại bệnh nhân cấp cứu của Hàn Quốc (KTAS) để phân chia mức độ nặng theo các triệu chứng và dấu hiệu sinh tồn.
  • Tuỳ theo tình trạng người bệnh, việc cấp cứu có thể được tiến hành đồng thời ngay khi vào tiếp nhận.
  • Sau khi được phân loại theo KTAS, người bệnh được xác định chuyên khoa điều trị và cho nhập viện.

3. Điều trị

  • Sau khi phân loại theo KTAS, việc điều trị bắt đầu được triển khải bởi bác sĩ phụ trách cấp cứu.
  • Tại trung tâm cấp cứu, các bác sĩ chuyên khoa cấp cứu và bác sĩ cấp cứu nhi trực 24/24h và thứ tự ưu tiên điều trị được xác định dựa trên tình trạng người bệnh sau khi được phân loại theo KTAS, không căn cứ theo thời gian tiếp nhận.
  • Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ có thể sẽ tiến hành các bước thăm khám, kiểm tra và xử trí đồng thời ngay khi tiếp nhận người bệnh.
  • Nếu thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy cần phải điều trị phối hợp chuyên khoa thì bác sĩ sẽ yêu cầu các chuyên khoa tương ứng liên quan hội chẩn. Nếu cần thiết phải điều trị phối hợp, thời gian điều trị có thể sẽ kéo dài hơn.

4. Nhập viện

Nếu cần phải nhập viện điều trị hoặc phẫu thuật cấp cứu, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nhập viện, khi đó bệnh nhân cần điền vào giấy cam kết nhập viện và các hồ sơ cần thiết tại bộ phận hành chính (quầy hành chính cấp cứu) để được bố trí phòng bệnh.

5. Xuất viện, chuyển viện

  • Sau khi điều trị xong, bệnh nhân có thể xuất viện hoặc chuyển đến cơ sở y tế phù hợp để điều trị tiện lợi hơn theo hướng dẫn của y tá.
  • Nếu cần chuyển đến cơ sở y tế khác điều trị, người bệnh hãy yêu cầu điều dưỡng cung cấp bản sao tổng kết quá trình điều trị và các kết quả xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng.

Thông tin về phí chăm sóc y tế khẩn cấp

  • Tất cả các bệnh nhân đến phòng cấp cứu phải chi trả phí chăm sóc y tế khẩn cấp theo quy định của Luật dịch vụ y tế khẩn cấp và Điều 2 thông tư hướng dẫn thi hành bộ luật trên.
  • Những bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng của tình trạng cấp cứu sẽ được phân loại là không cấp cứu và phải chi trả toàn bộ chi phí điều trị.
  • Tùy thuộc vào mức độ phân loại trường hợp khẩn cấp (KTAS), phân bổ giường bệnh trong phòng cấp cứu và kết quả điều trị cuối cùng mà tỷ lệ phần trăm chi phí y tế bệnh nhân phải chi trả sẽ khác nhau.
Triệu chứng cấp cứu của bệnh nhân cấp cứu Triệu chứng cấp cứu tương đương bệnh nhân cấp cứu
Mất nước nghiêm trọng Rối loạn ý thức, chóng mặt
Rối loạn ý thức cấp tính Đau bụng cấp tính
Rối loạn thần kinh cấp tính Gãy xương, chấn thương hoặc trật khớp
Các triệu chứng cần hô hấp nhân tạo Khó thở, thở gấp
Suy hô hấp cấp tính Bỏng
Đau ngực cấp tính do bệnh tim Co giật trẻ em
Đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim Sốt cao ở trẻ em dưới 8 tuổi (38 độ trở lên, chỉ áp dụng vào ban đêm/ngày lễ)
Quá liều hoặc ngộ độc ma túy, rượu hoặc các chất khác Tổn thương mạch máu
Sốc Các triệu chứng khác cần phẫu thuật khẩn cấp
Rối loạn chuyển hóa cấp tính (suy gan, suy thận, tiểu đường, v.v.) Tiểu khó
Đau bụng cấp cần phẫu thuật mở bụng (viêm phúc mạc cấp, tắc ruột, viêm tụy cấp, v.v.) Các triệu chứng cần khám hoặc điều trị sản khoa do sinh con hoặc bạo lực tình dục
Bỏng trên diện rộng (phạm vi từ 18% trở lên) Bệnh nhân cần phẫu thuật lấy dị vật ở tai, mắt, mũi, hậu môn, v.v.
Vết thương sâu
Gãy hở, gãy nhiều chỗ hoặc gãy đốt sống đùi
Tổn thương mạch máu có nguy cơ cắt cụt tứ chi
Bệnh nhân cần phẫu thuật khẩn cấp bằng gây mê toàn thân
Đa chấn thương
Chấn thương đầu đi kèm triệu chứng nôn mửa và suy giảm ý thức
Rối loạn co giật ở trẻ em
Liên tục ho ra máu
Chảy máu không ngừng
Xuất huyết tiêu hóa cấp tính
Tổn thương mắt do hóa chất
Mất thị lực cấp tính
Phản ứng dị ứng đi kèm triệu chứng sưng mặt
Rối loạn tâm thần có thể gây hại cho bản thân hoặc người khác
Bệnh nhân DOA

Các chuyên khoa trực điện thoại cấp cứu

Các chuyên khoa trực điện thoại cấp cứu
Khoa nội Khoa ngoại Sản phụ khoa Khoa nhi và vị thành niên Khoa phẫu thuật chỉnh hình
Khoa phẫu thuật thần kinh Khoa phẫu thuật lồng ngực Khoa gây mê và giảm đau Khoa thần kinh Khoa chẩn đoán hình ảnh

Bảo quản tài sản có giá trị

  • Quý khách lưu ý bảo quản tiền mặt và tài sản có giá trị phòng tránh trộm cắp hoặc thất lạc.
  • Trong trường hợp cần thiết, quý khách vui lòng sử dụng tủ bảo quản ở tầng hầm 3. Bệnh viện không chịu trách nhiệm khi xảy ra thất lạc.